Tâm hồn con trẻ rất là mỏng manh, rất cần sự quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ nào cũng muốn rèn luyện kỹ năng sống cho bé từ nhỏ nhưng rèn luyện như thế nào để bé tiếp thu tốt mà không làm ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ.
Làm cha mẹ phải hiểu chuyện nào nặng, chuyện nào nhẹ. Tâm hồn của con trẻ quan trọng hơn bất cứ món đồ nào mà chúng làm hỏng. Kính cửa sổ bị quả bóng của con làm vở tan, bóng đèn bị con bất cẩn đụng vỡ và chiếu đĩa làm rơi trong nhà bếp… Lúc này, chúng ta đừng làm vỡ tâm hồn của con, nếu nội tâm đầy ắp sức sống của chúng trở thành tấm ván giường, sự mất mát không thể níu kéo này mới là sự nối tiếc thực sự
Câu chuyện: Chúng ta đang trồng người chứ không phải đang trồng hoa
David có hai đứa con, một đứa 5 tuổi, một đứa 7 tuổi.
Một hôm, anh dạy cho đứa con 7 tuổi – Kelly cách sử dụng máy cắt cỏ hơi ga. Khi anh đang dạy con dùng máy cắt cỏ để cắt khoảng cỏ ở cuối vườn như thế nào thì vợ kêu anh nghe điện thoại. David vội chạy vào nhà. Do không làm chủ được sự rung giật của chiếc máy cắt cỏ nên Kelly đã đẩy máy tới vườn hoa cạnh thảm cỏ, trong giây lát, thảm hoa rộng khoảng 2 km đã bị cắt rụi.
David trở lại phát hiện tất cả sự việc xảy ra đã rất giận dữ. Đây là vườn hoa mà anh đã mất nhiều thời gian và công sức chăm bón, chỉ trong phút chốc trở thành bãi rác hoa. Anh bắt đầu la mắng con.
Lúc này, vợ anh chạy nhanh tới, đặt tay lên vai anh âu yếm bảo: “Anh yêu, chúng ta đang trồng người chứ không phải đang trồng hoa”
Câu Chuyện: 48 tuổi còn làm hỏng đồ nữa là
Có lần, Fiji cùng ăn tối với một vài người bạn. Đứa con trai 5 tuổi của người bạn làm đổ ly sữa trên bàn, khi cha của cậu bé này luôn miệng trách mắng con trai thì Fiji cũng cố tình làm đổ chiếc ly của anh. Khi Fiji giải thích anh 48 tuổi còn có thể làm đổ đồ đạc, cậu bé bắt đầu mỉm cười, còn cha mẹ của cậu bé dường như cũng hiểu ý của Fiji nên không còn tức giận nữa.
Khi ấy, con cái biết không cần phải sợ lầm lỗi. Ngoài ra, chúng còn học được, lầm lỗi chỉ là cơ hội học được điều mới. Dù thất bại, chúng ta vẫn học được thứ có giá trị từ những lỗi lầm đó.
Các bậc cha mẹ nên cho con tham gia các câu lạc bộ kỹ năng sống thường xuyên để giúp bé phát triển kỹ năng sống 1 cách toàn diện.