Dạy con biết cư xử hòa nhã với mọi người

Kỹ năng sống cho trẻ hiện nay là rất quan trọng vì vậy mà các cha mẹ nên rèn luyện kỹ năng sống cho bé ngay từ nhỏ.

Thái độ lịch sự không phải tự nhiên mà có, trẻ cần được dạy dỗ về mối quan hệ xã hội ngay từ nhỏ. Bạn không cần phải theo sát hoặc bỏ cả mấy ngày trời mới nhận thấy rằng cách cư xử của con mình không tế nhị chút nào. Cách đây mấy ngày, nó hớn hở mời cô bạn thân về nhà chơi nhưng cách đối xử của nó thật quá thô lỗ ngay từ khi con bé bước chân vào nhà cho đến khi nó ra về. Trong những trường hợp như thế thì cách cư xử không tốt của trẻ là không có chủ ý.
Một vài lý do khiến trẻ có thái độ “khó chịu” như vậy: “Bất lịch sự” chắc chắn sẽ có “phản ứng” tức thời: Cha mẹ thường có phản ứng rất mạnh khi con cái hỗn hào. Và vì đoán trước được phản ứng như vậy nên trẻ tỏ ra không nghe lời hoặc bất lịch sự chỉ với mục đích là để người khác quan tâm đến mình.
“Không phải trẻ sinh ra là có sẵn cách cư xử phải phép, bé cần thời gian để học”: Hãy cho trẻ thời gian để học điều gì có thể chấp nhận được và điều gì nhất định không được. Ít nhất cũng phải đến 4 tuổi bọn trẻ mới bắt đầu hình thành nhận thức về điều tốt và điều xấu. Theo bản năng tự nhiên, trẻ thích quan hệ với bạn bé cùng tuổi để chia sẻ kinh nghiệm, cùng chơi đồ chơi. Chính thái độ hòa nhã là một loại dầu giúp bôi trơn bánh xe của sự hợp tác trong xã hội. Một đứa bé không hòa đồng với bạn bè thì không ai khác hơn là chính nó sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với các bạn. Có ai lại thích chơi với một đứa cáu kỉnh, khó chịu, bọn trẻ chỉ thích chơi với những người bạn có cách cư xử tốt, dần dần đứa bé không hòa đồng sẽ bị bạn bè lánh xa và bỏ quên. Một vấn đề khác bé sẽ phải đối đầu không dễ dàng chút nào là mọi người chỉ có thể vui vẻ nếu ai cũng phải tuân theo quy định của cuộc chơi. Chẳng hạn như cùng chơi nhảy dây nhưng bé này thích cầm nhảy một mình, bé khác lại thích hai người cầm dây quay cho một người nhảy. Tương tự như vậy những đứa bé không hòa đồng, không thích tuân theo quy định chung sẽ không thể tham gia trò chơi cùng các bạn.
Ðể giúp bé có thái độ xã hội tốt cha mẹ cần lưu ý:

  • Bản thân cha mẹ cũng phải tốt: nếu đã chứng kiến cảnh cha hoặc mẹ đùng đùng nổi cơi tam bành hoặc lớn tiếng nạt nộ người khác thì bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy trẻ cũng có thái độ tương tự như vậy. Ðừng bỏ qua hay tán thưởng cho cách cư xử bất lịch sự: thỉnh thoảng bạn không nín cười được khi nghe con bạn vụng về nói chuyện điện thoại với bạn và tiếng cười đó vô tình làm tăng khả năng chẳng mấy chốc con bé sẽ lặp lại hành động đó trong trường hợp tương tự.
  • Biết cách kềm chế bản thân: rất có thể bạn sẽ nổi giận khi thấy con mình đang giành ăn bánh với bạn nhưng cũng đừng quát nạt con trước mặt người khác, tốt nhất là dẫn con đến chỗ khuất để khuyên nhủ và giải thích. Hãy giải thích cho bé hiểu việc bé có thái độ bất lịch sự sẽ khiến mọi người xung quanh tức giận.
    dạy con 2
  • Giải thích lý do: Lịch sự, hòa nhã có nghĩa là hiểu rõ về cảm xúc của người khác. Vì vậy giải thích cho bé hiểu thái độ bất lịch sự của nó khiến cho mọi người tức giận. Ðưa ra trường hợp nếu có người nào cư xử khiếm nhã như vậy thì chắc hẳn bé sẽ không thích.
  • Khuyến khích hơn là trừng phạt: bạn không thể uốn nắn trẻ trở thành một đưa bé hòa nhã chỉ trong một sớm một chiều. Chỉnh sửa bé từ từ, không thể gấp được.
  • Mềm dẻo một chút: không cần phải chụp lấy bất cứ hành động nào của trẻ để chỉ trích bởi bản thân chúng ta thỉnh thoảng cũng làm lỗi cơ mà. Thỉnh thoảng cũng nên lờ đi một số hành động hơi “chướng tai, gai mắt” nhưng bạn hiểu là trẻ không cố ý làm điều đó.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số câu lạc bộ kỹ năng sống để cho bé tham gia nhằm giúp bé tự tin, năng động hơn.

You May Also Like