Những câu nói và những từ ngữ tích cực khi cha mẹ nói với trẻ sẽ giúp trẻ tăng cường lòng tự tôn của chúng, giúp chúng lành mạnh hơn trong cuộc sống nói chung. IXL xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh 100 câu nói tích cực mà cha mẹ nên nói với trẻ để giúp chúng lớn lên trong sự tin cậy.
Mục lục
1. Khiến trẻ cảm thấy mình có giá trị
- Hoan hô, con đã thành công rồi đấy
- Mẹ tin tưởng con
- Con có thể thực hiện nó mà
- Con đã dọn dẹp đồ chơi rất gọn gàng
- Ý tưởng của con thật là tuyệt
- Con khiến mẹ ngạc nhiên đấy!
- Con đã làm tất cả những thứ này một mình ư?
- Con nghĩ thế nào về điều này?
- Con khiến mẹ ấn tượng lắm!
- Con tiến bộ nhanh thật!
- Con có muốn kể với bố mẹ về những điều con làm không?
- Bố mẹ rất tự hào về con
- Con khiến mẹ cũng muốn thử đấy!
- Bố cảm ơn, con là đứa trẻ rất lịch sự đấy!
- Con làm mẹ cảm thấy hài lòng!
- Con có thể hướng dẫn mẹ cách làm không?
- Mẹ thấy con lớn lên mỗi ngày và mẹ tự hài về điều đó!
- Nếu con muốn, mẹ sẽ giao cho con một nhiệm vụ, và con sẽ có trách nhiệm của mình với nhiệm vụ đó. Con nghĩ sao?
- Bố đã thấy/hiểu điều con làm/con nói, tốt đấy!
- Con vẽ rất tốt các chi tiết
- Bố biết là con có thể làm được mà
- Con có thể giúp bố một tay không?
- Khi nào con hiểu, con sẽ có thể giúp cả các bạn mình nữa
- “Khi con làm được” thay vì “nếu con có thể làm được”
- Có thể con biết rõ hơn mẹ nữa…
- Mẹ biết là mẹ có thể tin cậy con mà
- Con đã ăn rất sạch sẽ, gọn gàng
- Bố rất ấn tượng với sự tự nguyện và nỗ lực của con!
2. Củng cố cảm giác an toàn
- Bố/mẹ yêu con
- Bố/mẹ nghe con nói đây
- Bố/mẹ rất thích ngắm nhìn con
- Bố/mẹ rất muốn lắng nghe con
- Bố/mẹ muốn thấy con hạnh phúc
- Bố có thể giúp gì cho con?
- Con cứ bình tĩnh, chúng ta không vội vàng gì cả.
- Mẹ nghĩ tới con, ngay cả khi chúng ta không ở cạnh nhau
- Bố nghĩ là chúng ta có thể hài hước về tình huống này.
- Bố mẹ ở bên con
- Bố /mẹ tin con
- Đừng sợ, mẹ ở đây, mẹ sẽ nắm tay con.
3. Cởi bỏ những nghi ngờ
- Con có quyền nhầm lẫn!
- Mẹ thấy con tiến bộ mỗi ngày
- Nó đã như vậy! Con thấy đó, cần phải kiên trì nhỉ!
- Nếu con chưa làm được, đừng lo: mỗi thất bại sẽ khiến con tới gần thành công hơn.
- Hôm nay con có thể không thành công, nhưng đừng lo lắng, chỉ là vấn đề thời gian.
- Mẹ thấy là con rất muốn thực hiện nó.
- Con có lý khi hành động như vậy
- Việc nghi ngờ là bình thường, đôi khi mẹ cũng nghi ngờ như vậy mà.
- Con có quyền khóc
- Con có quyền giận dữ
- Con đừng sợ khi đề nghị sự giúp đỡ, khi con đề nghị người khác giúp con, con làm người khác cảm thấy có giá trị, và điều đó khiến họ cảm thấy hạnh phúc.
- Con có quyền không nghĩ giống người khác
- Con đã cố gắng rất nhiều, điều đó quan trọng hơn là kết quả sẽ ra sao.
- Con có nhiều khả năng hơn con tưởng đấy
- Đừng ngại ngần khi đề nghị sự trợ giúp nhé
- Chúng ta sẽ làm được/ thành công
4. Khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng
- Con là người quan trọng
- Con đã có một ngày vui chứ?
- Điều gì làm con hài lòng/hạnh phúc/ vui vẻ hôm nay?
- Bố có cảm giác là con rất hài lòng khi vẽ/ tô màu/ chơi.
- Con có thể kể cho mẹ nghe con đã làm gì ở nhà (ai đó) / nơi nào đó…?
- Con muốn hát cho mẹ nghe một bài chứ?
- Con chỉ cho mẹ xem nào!
- Bố/mẹ rất hài lòng khi có thể trao đổi với con
- Mẹ thích nghe thấy hơi thở của con
- Mẹ con mình cùng xem những bức ảnh hồi con còn nhỏ nhé
- Mẹ có thể kể cho con nghe lần đầu tiên con chập chững bước đi như thế nào.
- Mẹ tôn trọng quyết định của con, dù là quyết định nào
- Con có vị trí quan trọng trong gia đình
- Mẹ nghe thấy nhịp tim của con đập như thế nào
- Mẹ nghe thấy hơi thở của con
- Mẹ chia sẻ niềm vui của con
- Bố muốn nhìn thấy con cười
- Hãy mơ giấc mơ của chính mình
5. Khuyến khích chúng tư duy
- Con nghĩ mình học được gì từ lỗi này?
- Con nghĩ gì về điều đó?
- Con cảm thấy điều gì?
- Mẹ tự hỏi con có những ý tưởng này từ đâu?
- Con giải thích cho bố nghe xem con làm như thế nào?
- Chúng ta cùng đọc nhé!
- Con thấy đấy, chúng ta luôn có cơ hội để vui đùa
- Con cảm thấy điều gì trong tình huống ấy?
- Con nghĩ gì ở trong đầu thế?
- Mỗi trải nghiệm đều thú vị
- Con biết tại sao bạn ấy buồn không? Theo con, bạn ấy đang chịu đựng điều gì?
- Tại sao con giận dữ?
- Họ phải làm gì để con không bực mình?
- Con có biết tại sao con thích loại nhạc này?
- Con cảm thấy gì khi con vẽ?
- Những điều gì gây cảm hứng cho con?
- Nhắm mắt lại và cảm nhận hơi thở của con!
- Nếu con không làm được, hãy thử tưởng tượng xem người anh hùng yêu thích của con sẽ làm như thế nào để thành công?
- Con đã học gì hôm nay thế?
- Con sẽ áp dụng những gì con đã học hôm nay như thế nào?
- Con có muốn nói chuyện về những gì đã diễn ra?
- Con có những người bạn nào?
- Những phẩm chất của những người bạn của con là gì?
- Có những hoạt động nào mà con ưa thích hơn cả?
- Con cảm thấy thoải mái khi nào/trong những công việc nào? Tại sao?
- Con mơ ước điều gì?
Việc lựa chọn những lời nói tích cực, tránh những từ ngữ tiêu cực hay “độc hại” là rất quan trọng để gây dựng sự lạc quan, tâm thế năng động. Một đứa trẻ khi cảm thấy mình có giá trị, tự tôn, sẽ có nhiều sáng kiến, bởi nó tự tin vào bản thân và những khả năng của mình.
Theo Ngô Thị Thu Huyền – Chuyên gia Tâm lý tại IGEM LEARNING