Các bậc phụ huynh hiện đại đã sớm nhận ra việc rèn luyện sự tự tin, tính tự lập cho bé ngay khi còn nhỏ là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tính cách và bản lĩnh của con trong cuộc sống sau này. Trong đó, Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho bé hay phát triển tình cảm quan hệ xã hội được xem là một năng lực nền tảng rất cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp con bạn phát triển sự tự tin, có ý thức tốt về giá trị bản thân, và duy trì các mối quan hệ tốt hơn.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của các biểu hiện cảm xúc và ứng dụng vào việc giao tiếp hằng ngày. Khi trí tuệ cảm xúc của các con phát triển toàn diện, các con sẽ dễ dàng chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người, đồng thời cũng biết lắng nghe, cảm thông với người khác. Để khích lệ sự phát triển trí tuệ cảm xúc của con, các bậc cha mẹ cần:
Lắng nghe những điều con nói
Những điều con chia sẻ hằng ngày là những băn khoăn, lo lắng của con hay những khó khăn con gặp phải. Nếu cha mẹ không quan tâm, không quan sát, không lắng nghe con thì sẽ không biết được những mong muốn của con. Vì vậy, mỗi ngày, cha mẹ nên dành cho con một quỹ thời gian nhất định để trao đổi về việc học của con cũng như những vướng mắc con đang gặp phải.
Giúp con đặt tên cảm xúc
Khi con còn bé, hệ thống từ vựng của con còn rất hạn chế, vì vậy, nhiều khi con không biết diễn tả cảm xúc của mình sao cho đúng. Điều này gây cản trở rất lớn trong quá trình con giao tiếp với những người xung quanh. Cha mẹ hãy cùng con đặt tên những cảm xúc, cùng con chơi trò chơi, tham gia vào các hoạt động. Điều này sẽ kích thích sự ham học hỏi, trí tò mò và làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ.
Hãy thừa nhận cảm xúc của trẻ
Những trạng thái cảm xúc như vui buồn, chán nản, lo lắng, tức giận…đều là những biểu hiện rất tự nhiên của con người. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, khi các bé chưa có sự trải nghiệm cuộc sống, cảm xúc thể hiện ra là bản năng tự nhiên, bộc phát. Cha mẹ hãy thật kiên trì với con, tìm hiểu nguyên nhân của cảm xúc đó và cùng con hóa giải vấn đề. Thay vì giận dữ nói: “Con không được phép buồn” thì cha mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi: “Con có thể chia sẻ.