Dạy kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm rất cần thiết trong xã hội đầy những thử thách, biến động ngày nay vì trẻ càng được trải nghiệm những kỹ năng bao nhiêu thì trẻ càng thích nghi tốt với cuộc sống bấy nhiêu.
Mục lục
Nguyên tắc dạy con kỹ năng sống
Rất nhiều bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con bằng cách đưa con đến học những trung tâm kỹ năng sống nhưng bản thân mình lại chưa thực sự đầu tư thời gian của mình cho con. Vì thế, mặc dù tiêu tốn tiền bạc và thời gian nhưng hiệu quả đạt được không cao.
Phụ huynh có thể tận dụng tất các cơ hội, các hoạt động, sự kiện để dạy kỹ năng sống cho trẻ. Vấn đề ở đây là chúng ta cần dạy con kỹ năng gì và dạy như thế nào? Chính sự giáo dục không có phương pháp nên nhiều bậc phụ huynh thường hay áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải ăn, phải học, phải ngủ… Trẻ làm theo kiểu ép buộc, đối phó mà thiếu đi sự sáng tạo. Bài viết sau đây Wedo – Wegood xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh 5 phương pháp “vàng” khi dạy con kỹ năng sống
Không áp đặt con phải làm gì, không được làm gì
Một sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là lúc nào cũng áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải chào, phải đánh răng… Nếu trẻ làm theo thì bảo “Ui, con ngoan quá”, những trẻ cá tính không làm theo thì lại bảo con hư. Trẻ không làm theo thì bị phạt, mắng. Trong khi đó, những trẻ đối phó mới là trẻ khôn.
Thực tế, có những việc cha mẹ cấm nhưng trẻ vẫn làm. Lý do là vì trẻ làm theo là bị ép buộc chứ không phải tự giác làm, mà điều gì không phải do bản thân mỗi người tự giác làm thì sẽ không có tính bền vững. Hôm nay trẻ làm theo những gì người lớn bảo nhưng không ai đảm bảo rằng khi lớn hơn, trẻ cũng sẽ làm theo. Chính vì thế, thay vì áp đặt cho trẻ làm theo ý mình phụ huynh có thể phân tích cho trẻ hiểu những cái lợi (hứng thú) khi làm việc đó. Ví dụ: thay vì “con đánh răng tối ngay cho mẹ!” thì phụ huynh có thể phân tích về lợi ích của việc đánh răng, tác hại khi không đánh răng, vai trò của hàm răng để con hiểu.
Phụ huynh không biết rằng chính sự áp đặt của mình có thể khiến bé khi lớn lên làm gì cũng sợ sai, không sáng tạo.
Cho con biết tại sao phải làm cái này
Để con nghe và làm theo những lời mình nói thì trước hết phụ huynh cần cho con biết tại sao chúng ta phải làm thế. Phụ huynh hãy tự đặt cho con những tình huống và cùng bàn luận với trẻ, hãy để trẻ tự nói lên, tự viết ra những lý do vì sao phải làm thế. Chẳng hạn từ những việc đơn giản như tại sao phải đi vệ sinh, phải đánh răng, phải đến trường, phải học bài…
Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự viết nội quy, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ mà vì đó là điều đúng, cần thiết trong cuộc sống. Kết quả đạt được là tập cho trẻ kỹ năng tự đưa ra quyết định, kỹ năng tự nguyện, tự giác.
Chọn việc phù hợp nhất để yêu cầu con làm
Cha mẹ không nên đòi hỏi con làm điều gì đó cao siêu, mà chọn ra một thứ dễ làm nhất để yêu cầu con thực hiện như: Chơi đồ chơi xong phải cất vào ngăn tủ. Việc này có thể rất lâu mới đi vào quy củ, thế nhưng một khi con đã thực hiện được thì những việc sau trẻ sẽ làm dễ dàng hơn. Và phụ huynh nhớ rằng khi trẻ làm được thì nên có những lời khen cho trẻ để động viên khuyến khích. Sau một thời gian, phụ huynh có thể tăng dần độ khó của những yêu cầu đối với con.
Làm gương cho con và để trẻ tự thực hiện các công việc phụ hợp
Theo các chuyên gia tâm lý, cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho con. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi theo dõi con mình làm những công việc không đến nơi đến chốn, nên thường “chướng mắt’ mà làm giúp cho con. Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác. Vì thế, hãy mạnh dạn để trẻ tự chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao, kể cả sau đó bạn phải theo sau để dọn dẹp đi nữa.
Thường xuyên cho bé tham gia các câu lạc bộ kỹ năng sống để bé rèn luyện và học tập tốt hơn.
Chúc các bạn thành công với những “nguyên tắc khi dạy con kỹ năng sống” trên đây.