Mè nheo, đòi hỏi là điều thường thấy ở nhiều đứa trẻ. Các bậc phụ huynh thường cho rằng con mình hư hay khó dậy nên mới có biểu hiện như vậy. Để chữa thói mè nheo ở trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào cách cư xử của bố mẹ.
Việc bố mẹ đáp ứng nhu cầu của trẻ khi trẻ mè nheo sẽ khiến trẻ hiểu rằng nếu mình cứ mè nheo thì thể nào cũng đạt được điều mình muốn, do đó hành vi mè nheo của trẻ được duy trì.
Mục lục
Cách giải quyết
Phớt lờ khi trẻ mè nheo:
Để phớt lờ hiệu quả, bố mẹ không nên đáp lời trẻ hay giải thích gì hết, di chuyển ra chỗ khác hoặc đi nhanh khỏi nơi có đồ trẻ đang đòi lấy, nhìn đi một nơi khác hoặc làm một việc gì đó nếu đang ở nhà. Lúc này, trẻ có thể khóc to hơn, cào cấu nhiều hơn… để kéo bố mẹ quay lại, nhưng hãy phớt lờ điều đó.
Giữ thái độ bình tĩnh:
Trước mọi tình huống mè nheo của trẻ, bố mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, không thể hiện thái độ tiêu cực như: tức giận, nạt nộ, đánh trẻ… vì điều này chỉ làm cho trẻ hoảng sợ, lo lắng chứ không dạy cho trẻ cách cư xử hợp lý.
Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng:
Dạy trẻ nói những câu nói đề nghị lịch sự và rõ ràng khi muốn một điều gì, nhưng đồng thời cũng cho trẻ hiểu được rằng: không phải chúng ta muốn cái gì là có được cái đó. Hãy lấy ví dụ cho trẻ như: “Mẹ rất thích uống cà phê nhưng mẹ không uống bây giờ vì con sâu sẽ làm răng mẹ bị đau”…
Thiết lập giao kèo hành vi:
Trong những tình huống trẻ hay mè nheo như: khi có khách đến nhà, khi trẻ được theo mẹ đi chơi, đi siêu thị… bố mẹ cần nói với trẻ điều mình muốn trẻ làm và cho trẻ biết hệ quả của sự tuân thủ hoặc không tuân thủ.
Hi vọng với những mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp bố mẹ “xử bay” thói mè nheo thường ngày của trẻ.