Hiện nay kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Một trong số đó phải kể đến kỹ năng nghe cho trẻ, kỹ năng nghe này vô cùng quan trọng .
Trong cuộc sống, lắng nghe là một điều hết sức quan trọng nhằm giúp mọi người hiểu nhau; cũng như thu thập rất nhiều kiến thức nếu chúng ta luôn biết lắng nghe. Lắng nghe còn thể hiện sự tôn trọng của mình với người đối diện đang giao tiếp với mình và là một kỹ năng không thể thiếu để giao tiếp thành công.
Kỹ năng lắng nghe cũng là một trong những kỹ năng sống mà cha mẹ cần dạy cho trẻ.
Đối với trẻ, kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ cũng như sự thành công của trẻ sau này. Vậy phụ huynh cần làm gì để dạy trẻ kỹ năng lắng nghe?
Mục lục
Phụ huynh phải có kỹ năng lắng nghe
Phụ huynh muốn trẻ biết lắng nghe, thì cần cho trẻ thấy được rằng bố mẹ cũng sẵn sàng lắng nghe trẻ. Phụ huynh không nên cắt ngang khi bé đang kể chuyện, mà phải kiên nhẫn lắng nghe và thể hiện sự thái độ tích cực trước những gì bé muốn nói. Vậy nên, bố mẹ đừng nên vừa đọc báo hay nói chuyện với người khác vừa trò chuyện với trẻ, hãy hướng sự chú ý vào những gì trẻ muốn nói hay muốn cho bố mẹ xem. Đồng thời, phụ huynh nên hạn chế bớt những vật gây nhiễu trong nhà: đừng để TV hay radio mở suốt ngày để tạo không gian yên tĩnh trong nhà và mọi người có thể dễ dàng lắng nghe xem người khác đang nói gì với mình.
Phụ huynh cũng phải có kỹ năng lắng nghe tích cực trong giao tiếp với trẻ và giao tiếp với người khác:
- Học cách giao tiếp bằng mắt
- Phản hồi và nhắc lại những điểm chính khi con bạn tạm dừng lời.
- Gật đầu và mỉm cười và sử dụng những từ để khuyến khích trẻ
- Đặt những câu hỏi liên quan đến chủ đề mà trẻ đang nói.
- Không cắt ngang, chen lời khi con đang nói
Dạy trẻ cách quan sát và lắng nghe người khác nói, sẽ góp phần định hình phong cách giao tiếp của trẻ. Khi trẻ trẻ biết lắng nghe người khác, trẻ sẽ biết lắng nghe chính bản thân mình.
Dành thời gian cùng trẻ học cách lắng nghe
Phụ huynh nên dành nhiều thời gian để đọc, kể cho con những câu chuyện và yêu cầu con kể lại. Tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng tập trung lắng nghe của trẻ để con những câu chuyện phù hợp, hấp dẫn với trẻ. Sau đó, phụ huynh cần tăng dần độ dài và chi tiết của câu chuyện để rèn sự lắng nghe và tập trung lắng nghe cho trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh có thể cho trẻ xem cách chương trình, bộ phim phù hợp với lứa tuổi. Sau đó đặt câu hỏi về nội dung chi tiết chương trình, bộ phim mà trẻ vừa được xem. Do vậy, yêu cầu trẻ phải chú ý lắng nghe để có thể trả lời chính xác các câu hỏi để từ đó trẻ cũng rèn luyện cách kết hợp các giác quan trong quá trình lắng nghe để lắng nghe đạt hiệu quả cao nhất. Trẻ xứng đáng nhận được lời động viên, khích lệ hay một phần thưởng nho nhỏ của bố mẹ khi trẻ trả lời tốt các câu hỏi.
Một số trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng lắng nghe
Tam sao thất bản: Đây là một trò chơi vô cùng thú vị để phát triển kỹ năng lắng nghe, đồng thời cũng giúp trẻ nhận ra rằng không phải lúc nào trẻ cũng nghe đúng những gì người khác nói. Trò chơi này thích hợp cho nhiều người, nhưng 2 người cũng có thể chơi được. Do vậy, cả nhà đều có thể tham gia trò chơi. Cách chơi như sau: Phụ huynh làm trọng tài, sẽ đưa một mảnh giấy có câu chuyện ngắn cho người đầu tiên. Người đầu tiên này đọc thầm câu chuyện, sau đó kể lại cho người thứ hai, và trẻ sẽ truyền miệng câu chuyện cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng sẽ kể lại câu chuyện cho tất cả mọi người để so sánh với nguyên văn ban đầu.
Truy tìm kho báu: Giấu “Kho báu” mà phụ huynh muốn trẻ truy tìm vào những nơi khác nhau trong nhà. Sau đó đưa ra chỉ dẫn để trẻ từ từ xác định vị trí của “kho báu” đó. Ví dụ như: “Đi tới cửa sổ và tìm phía sau màn cửa tay trái. Quay trái và tiến 10 bước. Tìm dưới quyển sách bìa đỏ to nhất trên kệ sách thứ hai. Sau đó, từ vị trí của quyển sách, quay phải và hướng người tìm trên nóc kệ sách thứ năm”. Tiếp tục như thế cho đến khi trẻ tìm được đủ các mảnh ghép. Nên có một phần thưởng nho nhỏ nếu trẻ hoàn thành xuất sắc trò chơi. Đối với trò chơi này, không chỉ yêu cầu trẻ lắng nghe chính xác, mà cần trẻ phải ghi nhớ và suy luận trong quá trình “truy tìm kho báu”.
Lắng nghe là kỹ năng sống rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người và đặc biệt với trẻ nhỏ. Lắng nghe sẽ giúp trẻ học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích. Đặc biệt, trẻ có kỹ năng lắng nghe sẽ là cơ sở để hình thành kỹ năng kiềm chế, làm chủ được cảm xúc của bản thân và rèn luyện sự tập trung trong mọi hoạt động cho trẻ. Do vậy, để trẻ có thể thành công trong hiện tại và tương lai phụ huynh cần dạy trẻ kỹ năng lắng nghe ngay từ nhỏ và từ những việc nhỏ nhất.
Cha mẹ nên cho con em mình thường xuyên tham gia các câu lạc bộ kỹ năng sống để giúp trẻ phát triển hơn.