Kỹ năng sống – Hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây để khuyến khích các bé tập đọc và hình thành nên kỹ năng đọc ngay từ khi còn nhỏ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý.
Mục lục
Chỉ cho trẻ những chữ cái và từ then chốt
Nhiều trẻ có trí nhớ rất tốt cộng thêm với ấn tượng ban đầu trẻ có thể nhớ mãi. Khi dạy trẻ đọc các bậc cha mẹ nên lưu ý những chữ cái đặc biệt, hãy giải thích và nhấn mạnh nghĩa của từ cho trẻ biết. Trước tiên bạn hãy dạy con mình nhận biết những chữ cái có trong tên của mình trước, trẻ rất tò mò và thường nhớ rất lâu. Một điều sai lầm nên tránh đó là nhớ đừng chỉ vào hình minh họa chữ mà hãy chỉ thẳng vào chữ để trẻ nhận biết trước sau đó mới ghép đến hình. Có như vậy, trẻ mới tập trung và nhớ nhanh nhất.
Dạy cho trẻ kỹ năng đọc ngay từ khi còn nhỏ
Đọc theo mẫu
Bạn nên kết hợp những từ vừa dạy bé với những câu truyện tranh hoặc những câu chuyện đơn giản có chứa nó để trẻ nhớ lâu hơn và hình thành thói quen tư duy. Bạn hãy là người đâu tiên đọc trước và yêu cầu trẻ đọc hết câu theo sau. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy trẻ sẽ thành thạo và nhớ sâu hơn những gì đã được học ngay trước đó.
Cùng đọc truyện
Những câu truyện luôn là những bài luyện tập bổ ích những gì trẻ vừa học tập, củng cố lại trí nhớ của trẻ. Bạn hãy là người dẫn đường, đọc trước một lần sau đó để trẻ tự đọc to một mình. Khi đó trẻ sẽ cần sự tập trung cao độ trí óc nên hình thành cho trẻ cả thói quen làm việc.
Đừng vội vàng
Khi trẻ chuẩn bị đọc chuyện cho bạn nghe, để ý xem quyển sách đó có quá khó với trẻ hay không. Nếu nhận thấy cứ 10 từ thì trẻ lại mắc kẹt một từ thì hãy chọn một cuốn sách khác dễ hơn. Đừng từ chối nếu trẻ muốn đọc đi đọc lại câu truyện mặc dù chưa hiểu rõ vì đọc lại một quyển sách giúp trẻ tự tin hơn và trẻ có thể khoe khoang về điều đó.
Những cách giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc
Đừng quá cứng nhắc với trẻ, trong quá trình dạy hãy trò chuyện vui vẻ giúp trẻ tiếp thu dễ hơn
Giúp đỡ khi gặp khó khăn
Bạn không nên quá ép buộc trẻ phải đọc được hết tất cả những gì mình giao, có những từ mà trẻ không nhớ, đừng cố ép, hãy cho phép trẻ bỏ qua những từ đó trước, đọc những phần còn lại sau đó quay lại. Khi đó hãy gợi ý cho trẻ thông qua việc đố trẻ đoán nghĩa của từ. Nếu như trẻ cũng không thể nhớ ra thì bạn hãy nói và giải thích gắn với những câu chuyện liên quan hoặc những gì đang diễn ra. Điều này sẽ tạo ấn tượng lớn cho trẻ và ít quên sau này.
Trò chuyện với trẻ thường xuyên
Không nên lúc nào cũng kè kè bên trẻ cùng quyển sách, hãy trò chuyện những vấn đề xoay quanh những gì vừa tìm hiểu. Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu biết thế giới bên ngoài nhiều hơn và còn làm giàu vốn ngôn ngữ và từ vựng cho trẻ. Ngay cả khi bạn đi dạo, cũng có thể thảo luận một vấn đề nhất định nào đó. Hãy đưa ra những câu hỏi như “theo con thì vấn đề đó sẽ diễn ra nhưng thế nào”. Sau khi kể xong một câu chuyện nên bàn bạc về các chi tiết cốt truyện và hỏi cảm nghĩ của trẻ. Như vậy trẻ sẽ nhớ nhanh hơn.